Dư nợ luôn là thuật ngữ gắn liền với các hoạt động giao dịch cho vay giữa các chủ thể khách hàng với tổ chức tài chính. Hiểu được khái niệm về dư nợ cũng như nắm bắt các cách tính dư nợ tín dụng của ngân hàng sẽ giúp khách hàng lựa chọn được những khoản vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của mình.
Dư nợ là gì?
Dư nợ (Outstanding Balance) được phát sinh trong quá trình giao dịch ngân hàng, số dư nợ sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách tính dư nợ của từng ngân hàng.
Nói cách khác, dư nợ là số tiền mà khách hàng vẫn còn nợ ngân hàng trong quá trình diễn ra hợp đồng cho vay thế chấp, tín chấp, hoặc trả góp. Khi ký hợp đồng cho vay, các giao dịch viên sẽ đưa cho khách hàng một lịch gọi là lịch trả nợ – Repayment Schedule, trong đó ghi rõ về tiền lãi, tiền gốc cần trả qua các kỳ, sao cho đến cuối hợp đồng cho vay dư nợ của khách hàng bằng 0 là đã hoàn tất thanh toán khoản vay của ngân hàng.
Các hình thức tính lãi vay sẽ có 4 hình thức là:
- Theo dư nợ giảm dần: Đây là hình thức phổ biến nhất. Với cách thanh toán này thì tiền lãi sẽ được tính dựa trên số dư đầu kỳ, gốc trả đều hàng kỳ
- Gốc và lãi trả đều
- Gốc và lãi trả khi đáo hạn, lãi trả đều
- Gốc và lãi trả khi đáo hạn
Việc nợ quá hạn đều sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng, thậm chí là quá trình xét duyệt hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng sau này nên bạn cần phải hạn chế hết mức việc để nợ quá hạn.
Ví dụ, hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng đang trở nên vô cùng phổ biến bởi sự tiện lợi cùng nhiều ưu đãi khi thanh toán. Tuy nhiên đây không phải là tiền của bạn mà chỉ là tiền ngân hàng cho bạn vay. Vì không phải tiền của mình nên đôi khi, nhiều bạn trẻ không ngừng tiêu xài quá khả năng trả nợ dẫn đến việc thanh toán không đúng hạn và phải chịu nhiều phí phạt, gây ảnh hưởng nhiều đến tài chính sau này.
Ngoài ra, lịch sử nợ quá hạn sẽ được ghi lại trên hệ thống CIC. Khi khách hàng có nhu cầu đề nghị vay vốn, ngân hàng sẽ check trên hệ thống để kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng. Việc xuất hiện nợ xấu sẽ làm ngân hàng nghi ngờ khả năng trả nợ của khách hàng, ảnh hưởng đến quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn, dẫn đến việc khoản vay có thể sẽ không được chấp thuận.
Một số khái niệm về dư nợ
Tổng dư nợ là gì?
Toàn bộ số tiền bao gồm gốc lẫn lãi mà khách hàng cần phải thanh toán cho tổ chức tín dụng trong hoặc khi đến thời gian đáo hạn.
Dư nợ tín dụng là gì?
Dư nợ tín dụng phụ thuộc nhiều vào thời gian trả nợ tín dụng của khách hàng. Để phân loại, dư nợ tín dụng sẽ có 5 nhóm là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng bị mất vốn
- Nợ đủ tiêu chuẩn: Được đánh giá là nhóm nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn với thời gian quá hạn là dưới 10 ngày
- Nợ cần chú ý: Khoản nợ có thời gian quá hạn từ 10 đến 90 ngày
- Nợ dưới chuẩn: Khoản nợ có thời gian quá hạn từ 91 đến 180 ngày
- Nợ nghi ngờ: Khoản nợ có thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày hoặc các khoản nợ miễn giảm lãi do khách hàng không có khả năng chi trả
- Nợ có khả năng mất vốn: Khoản nợ có thời gian quá hạn trên 361 ngày
Trong đó nhóm nợ xấu bao gồm: Nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn
Dư nợ gốc là gì?
Dư nợ gốc là tổng số tiền vay vốn ban đầu của khách hàng với tổ chức tín dụng.
Vd: Khách hàng muốn vay 2 tỷ VND ở ngân hàng HDBank với lãi suất cho vay là 8%/ năm, trả theo quý trong vòng 4 năm. Trường hợp này dư nợ gốc là 2 tỷ VND
Cách tính dư nợ tín dụng của ngân hàng
Như đã đề cập phía trên, các ngân hàng sẽ có cách tính dư nợ khác nhau, phổ biến nhất là dư nợ giảm dần – declining balance. Cách tính lãi theo dư nợ giảm dần như sau:
Ví dụ: Khách hàng muốn vay 2 tỷ VND ở ngân hàng A với lãi suất cho vay là 8%/ năm, trả theo quý trong vòng 2 năm. Với cách tính theo dư nợ giảm dần thì dưới đây là số tiền gốc và lãi mà khách hàng cần phải thanh toán vào từng quý cho đến khi dư nợ bằng 0
(Đvt: 1.000 VND)
- Gốc: Tiền gốc là số tiền ban đầu mà khách hàng vay mượn từ ngân hàng. Cách tính theo dư nợ giảm dần thì số tiền gốc sẽ được trả đều hàng tháng, hàng quý tùy thuộc vào ngân hàng cho đến ngày đáo hạn. Trong bài ví dụ trên, khách hàng vay 2 tỷ trong 2 năm, trả theo quý. Vậy thì trong 2 năm khách hàng sẽ thanh toán 8 lần, tức 8 quý mỗi quý như thế tiền gốc cần thanh toán là: 2.000.000.0008=250.000.000 đ
- Lãi trả theo số dư giảm dần
- Quý 1: 2.000.000.000 2% = 40.000.000
- Quý 2: 1.875.000.000 2% = 37.500.000
Cách tính lãi của các quý sau cũng tương tự:
Quý | Dư nợ đầu kỳ | Tổng phải trả | Gốc | Lãi | Dư nợ cuối kỳ |
1 | 2.000.000 | 290.000 | 250.000 | 40.000 | 1.750.000 |
2 | 1.750.000 | 285.000 | 250.000 | 35.000 | 1.500.000 |
3 | 1.500.000 | 280.000 | 250.000 | 30.000 | 1.250.000 |
4 | 1.250.000 | 275.000 | 250.000 | 25.000 | 1.000.000 |
5 | 1.000.000 | 270.000 | 250.000 | 20.000 | 750.000 |
6 | 750.000 | 265.000 | 250.000 | 15.000 | 500.000 |
7 | 500.000 | 260.000 | 250.000 | 10.000 | 250.000 |
8 | 250.000 | 255.000 | 250.000 | 5.000 | – |
Ngoài ra vẫn còn 3 cách phổ biến khác đó là:
Gốc lãi trả đều – Regular payment for Annuity
Trong đó tổng tiền phải trả gồm tiền gốc và tiền lãi sẽ được thanh toán với khoảng bằng nhau vào mỗi kỳ. Tiền lãi được tính dựa trên số dư đầu kỳ, tiền gốc bằng tổng tiền phải trả từ đi tiền lãi. Dưới đây là ví dụ và công thức để tính theo phương pháp Gốc lãi trả đều
Tổng tiền phải trả:
C = PV r (1+ r)n(1+ r)n – 1
- Với PV là số tiền khách hàng vay
- r: lãi suất cho vay
- n: thời gian cho vay
Ví dụ: Để đầu tư cho một dự án, chủ sở hữu cần vay 1.260 triệu đồng với lãi suất 12%/ năm trong 3 năm. Theo phương thức gốc lãi trả đều thì đây là lịch trả nợ của khách hàng (Đvt: triệu đồng)
Year | 0 | 1 | 2 | 3 |
Dư nợ đầu kỳ | 1260 | 1260 | 887 | 468 |
Khoản vay | ||||
Khoản phải trả | 525 | 525 | 525 | |
Trả gốc | 373 | 418 | 468 | |
Trả lãi | 151 | 106 | 56 | |
Dư nợ cuối kỳ | 1260 | 887 | 468 | 0 |
Gốc và lãi trả khi đáo hạn, lãi trả đều – Principle pay at maturity, regular interest payment
Đối với cách tính này, tiền lãi sẽ được trả cố định bằng nhau cho đến ngày đáo hạn và tiền gốc sẽ được thanh toán toàn bộ vào cuối kỳ.
Cũng giống như ví dụ trên, khi tính theo phương thức này, số tiền lãi khách hàng sẽ trả sẽ như sau:
Gốc và lãi trả khi đáo hạn – Principal and interest pay at maturity
Trong kỳ khách hàng không cần phải trả tiền gốc và lãi, thay vào đó đến ngày đáo hạn cả gốc và lãi sẽ được thanh toán hết cho ngân hàng. Điều này làm giảm gánh nặng tài chính cho khách hàng trong suốt thời gian cho vay, giúp khách hàng có thêm thời gian để hoạt động giúp bổ sung thêm lợi nhuận phục vụ việc thanh toán các khoản vay.
Phương thức này phù hợp với khách hàng có nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh, còn đang phát triển, khác với cách tính ban đầu là theo dư nợ giảm dần. Tuy nhiên tính theo dư nợ giảm dần thì khách hàng chỉ bị áp lực trả nợ lãi vay vào những năm đầu còn những năm sau thì dựa trên số dư đầu kỳ, tiền lãi cũng sẽ giảm đi.
Năm | 0 | 1 | 2 | 3 |
Dư nợ đầu kỳ | 1260 | 1260 | 1260 | 1260 |
Khoản vay | ||||
Khoản phải trả | 0 | 0 | 1714 | |
Trả gốc | 0 | 0 | 1260 | |
Trả lãi | 0 | 0 | 454(3 x 1260 x 12%) | |
Dư nợ cuối kỳ | 1260 | 1260 | 1260 | 0 |
Trên đây là tổng hợp nội dung về dư nợ cũng như cách tính dư nợ tín dụng của ngân hàng. Bạn cần nắm rõ để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và quá trình vay vốn sau này.