Chứng chỉ tiền gửi là một phương thức Trong bài viết này, hãy cùng LiveTrade tìm hiểu chi tiết về 5 loại chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nào cao nhất, đặc điểm nổi bật, lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng. Từ đó nhà giao dịch sẽ có thêm lựa chọn sản phẩm đầu tư tài chính phù hợp với mục tiêu chiến lược tìm kiếm lợi nhuận của mình nhé!
Đầu tư chứng chỉ tiền gửi có phải là khoản đầu tư an toàn không?
Đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi (CD) được coi là một lựa chọn đầu tư an toàn. Đây là sản phẩm tài chính có kỳ hạn được cung cấp bởi các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính uy tín trên thị trường. Về cơ bản khi bạn đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi, bạn đang cho ngân hàng vay tiền trong một khoảng thời gian cụ thể và đổi lại, ngân hàng sẽ trả lãi cho bạn.
Vậy tại sao nói đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi là an toàn?
- Bảo vệ số tiền gốc: Chứng chỉ tiền gửi sẽ cung cấp mức lãi suất cố định và hoàn trả tiền gốc khi đến thời gian đáo hạn. Điều này có nghĩa là trừ mọi hình phạt rút tiền sớm thì bạn sẽ nhận lại số tiền ban đầu mà mình đã đầu tư.
- Bảo hiểm: Chứng chỉ tiền gửi cũng là sản phẩm huy động vốn của ngân hàng, có tính bảo mật và an toàn cao. Giống như các sản phẩm tiền gửi ngân hàng khác, tài khoản tiền trên chứng chỉ tiền gửi cũng được ngân hàng bảo hiểm để bảo vệ khoản đầu tư của bạn trong trường hợp ngân hàng/ tổ chức tài chính phá sản.
- Lợi nhuận có thể dự đoán được: Vì lãi suất cố định nên bạn biết chính xác mình sẽ kiếm được bao nhiêu tiền trong suốt chu kỳ của chứng chỉ tiền gửi. Đây cũng là đặc điểm nổi bật hấp dẫn nhà giao dịch yêu thích kênh đầu tư ổn định, ít rủi ro.
Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Sau đây sẽ là 5 chứng chỉ tiền gửi nổi bật có lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo:
Chứng chỉ tiền gửi Techcombank
CD Bảo Lộc là chứng chỉ tiền gửi nổi bật tại ngân hàng Techcombank. Các chuyên gia đánh giá đây là sản phẩm có tính an toàn cao, giá trị tương đương với tài khoản tiết kiệm và được bảo vệ tương tự như gửi tiết kiệm theo Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13.
- CD Bảo Lộc có thể chuyển nhượng linh hoạt, nhận tiền ngay trong thời gian nắm giữ và hưởng lợi nhuận cao, lãi suất tăng hằng ngày lên 6,5%/năm.
- Số tiền đầu tư tối thiểu bắt đầu từ 10 triệu đồng.
- Nhà đầu tư có thể giao dịch, sở hữu chứng chỉ tiền gửi Techcombank trên nền tảng iCAP thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH Đầu tư iWealth Gia San rất hiện đại và thuận tiện.
- Chứng chỉ này có kỳ hạn 36 tháng hoặc 48 tháng; Tiền lãi được trả định kỳ (3 – 6 tháng một lần theo quy định cho từng thời kỳ).
Chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Bản Việt
Từ ngày 20/4/2023, Ngân hàng Bản Việt đã phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cạnh tranh 7,9%/năm. Theo đó, khách hàng là cá nhân Việt Nam/cá nhân nước ngoài sinh sống tại Việt Nam chỉ cần gửi từ 100 triệu đồng để được tham gia chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, với lãi suất cuối kỳ là 7,9%/năm.
Chứng chỉ tiền gửi Bản Việt được phát triển theo hình thức nhận lãi cuối kỳ và lãi hàng tháng.
- Số tiền mua tối thiểu: Từ 100.000.000 VNĐ
- Thời hạn: 12 tháng, duy trì đến hết thời hạn
- Kỳ thanh toán đa dạng: Kỳ cuối, kỳ hàng tháng
- Thế chấp dễ dàng sau 6 tháng nắm giữ
Chứng chỉ tiền gửi MBBank
Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng MBBank là giấy tờ có giá đăng ký với Ngân hàng TMCP Quân đội được cấp trực tiếp qua BIZ MBBank hoặc các kênh khác theo quy định của ngân hàng MB trong từng thời kỳ. Đây là sản phẩm tuyệt vời giúp tối đa hóa lợi ích kinh tế từ vốn tạm thời trong nước.
- Đơn vị tiền tệ: VNĐ
- Lãi suất và kỳ hạn: Linh hoạt (kỳ hạn hàng tháng; lãi suất theo quy định của MB từng thời kỳ)
- Số tiền đầu tư: Bội số của 100.000 đồng
- Hợp đồng giao kết có chữ ký số mang tính pháp lý cao
- Thanh toán gốc và lãi: Gốc và lãi được thanh toán một lần vào ngày đến hạn, không tự động quay vòng vốn
- Nhà đầu tư có thể bán trước hạn linh hoạt, lãi suất bán trước hạn theo quy định của MB trong từng thời kỳ.
Lưu ý khi đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi ngân hàng
Điều quan trọng cần lưu ý khi đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi ngân hàng là phải cân nhắc một số nhược điểm tiền ẩn của sản phẩm này:
- Lợi nhuận không quá cao: Một kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro thường mang lại mức lợi nhuận thấp hơn so với các khoản đầu tư rủi ro cao hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội lợi nhuận tiềm năng cao thì chứng chỉ tiền gửi không phải là lựa chọn tối ưu, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các hình thức đầu tư khác như chứng khoán.
- Ràng buộc về thanh khoản: Chứng chỉ tiền gửi thường có thời hạn cố định và việc rút tiền trước khi đáo hạn có thể bị phạt. Nếu bạn cần sử dụng tiền của mình trong thời gian ngắn, lựa chọn các khoản đầu tư khác có tính thanh khoản cao hơn như gửi tiết kiệm, cổ phiếu sẽ phù hợp hơn.
- Rủi ro lãi suất: Lãi suất trên chứng chỉ tiền gửi là cố định, nếu lãi suất của nền kinh tế tăng thì bạn có thể bỏ lỡ lợi nhuận tiềm năng cao hơn trên thị trường.
Chứng chỉ tiền gửi có phải là một khoản đầu tư phù hợp hay không còn phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, mức độ chấp nhận rủi ro và thời gian của bạn. Sản phẩm này thường được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư phòng thủ đang tìm kiếm một kênh đầu tư ổn định và ít rủi ro trong danh mục. Nếu bạn đang tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, bạn có thể cần xem xét kết hợp nhiều phương thức đầu tư khác để đa dạng hóa lợi nhuận.
Hãy luôn đọc kỹ các điều khoản và điều kiện của bất kỳ khoản đầu tư nào để đảm bảo quyền lợi cũng như tránh việc vi phạm các quy định trong thỏa thuận. Lựa chọn được chứng chỉ tiền gửi phù hợp, lãi suất cao sẽ giúp gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nào cao nhất sẽ giúp bạn có thêm dữ liệu để lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp nhé!